Cây gỗ sồi là gỗ gì, có tốt không, cách phân biệt?

1. GỖ SỒI LÀ GỖ GÌ?
Cây gỗ sồi có tên quốc tế là Oak, sử dụng để gọi chung cho khoảng 400 loài cây thuộc chi Quecus phân bố chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Sồi là loại gỗ cứng được trồng nhiều ở các cánh rừng có khí hậu ôn đới.
Đặc tính sinh trưởng:
Về điều kiện tự nhiên, cây gỗ sồi có thể sống ở các vùng đất khô, đất cát, sỏi đá,... nơi có lớp đất thịt mỏng. Đồng thời cây gỗ sồi vẫn sinh trưởng bình được trong nhiều kiểu khí hậu kể cả khi trên mặt đất có phủ một lớp băng tuyết dày. Nhiệt độ cây có thể phát triển bình thường là từ 7 độ c cho đến 21 độ c, nhiệt độ tốt, phù hợp nhất là 13 độ C. Tuy nhiên, cây gỗ sồi không phù hợp trồng tại các vùng đất trũng thấp, không thoáng nước.
Đặc điểm hình thái
- Thân gỗ sồi thường cao từ 19.5 - 25,5m và chỉ đủ tiêu chuẩn khai thác khi tuổi thọ cây đạt trên 80 năm.
- Lá sồi mọc vòng có chia thùy, khía răng, hoặc toàn bộ mép. Lá và hoa xuất hiện vào mùa xuân.
- Các hoa đực mọc thành hình bầu dục, đuôi sóc màu vàng, xuất hiện cùng hoặc sau các lá. Hoa cái xuất hiện trên cùng một cây, đơn độc hoặc thành chùm từ hai đến nhiều hoa; mỗi bông hoa có một lớp vảy xếp chồng lên nhau, lớn dần lên để giữ quả sồi.
- Quả dồi dạng quả kiển, được gọi là quả đấu, mỗi quả chứa một hạt và mất khoảng 6 - 18 tháng để chín.
2. GỖ SỒI THUỘC NHÓM MẤY?
Theo phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam, Gỗ sồi thuộc nhóm VII (nhóm các cây gỗ có thớ mịn, tương đối bền và dễ dàng gia công), cùng nhóm với các cây gỗ như cao su, keo, trám, me, xoan tây,... Với trọng lượng nhẹ, và khả năng thi công, chế tác dễ dàng, gỗ sồi có khả năng tạo ra đa dạng thiết kế với giá trị thẩm mỹ cao.
3. GỖ SỒI CÓ MẤY LOẠI? PHÂN BIỆT CÁC LOẠI
Xét về nguồn gốc, gỗ sồi được chia thành gỗ sồi Mỹ, sồi Nga, sồi Anh,... Tuy nhiên, phổ biến nhất, gỗ sồi được phân loại dựa theo chất lượng: Gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ sồi đỏ (Red Oak). Mỗi loại gỗ lại có những ưu điểm và đặc tính riêng biệt, nổi bật. Cùng An Hưng tìm hiểm đặc điểm từng loại và cách phân biệt ra sao nhé
Gỗ sồi trắng
có trọng lượng trung bình 769 kg / m3, độ cứng 6049N. Đặc điểm nhận biết loại gỗ này là dát gỗ màu nhạt, sáng, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu đậm. Do chứa nhiều tanin nên gỗ sồi trắng có khả năng chống mối mọt cực tốt. Vân gỗ sồi trắng đa dạng, mịn màng. Tia gỗ dài và có nhiều hình đốm. Mặt gỗ cũng được phân loại từ trung bình đến thô.
Nhờ khả năng chống thấm tốt, gỗ sồi trắng thường được sử dụng để đóng thuyền và dùng cho các ngoại thất ngoài trời, chẳng hạn như sàn, ván, cửa gỗ, cầu thang... Gỗ sồi trắng có kết cấu vừng chắc, hệ vân thẳng sắc nét, chop vân cao nhọn như ngọn núi, biên độ vân hẹp hơn sồi đỏ, tạo nên những sản phẩm có nét đặc trưng riêng. Ngoài ra, gỗ sồi trắng rất bám keo, dễ dàng tạo ra những nội thất chất lượng. Việc vệ sinh, lau chùi nội thất gỗ sồi cũng rất thuận tiện và nhanh chóng.
Gỗ sồi đỏ
có trọng lượng trung bình 753 kg / m3 và độ cứng 6583N. Gỗ màu trắng đến nâu nhạt và có tâm gỗ màu nâu đỏ.Tia gỗ nhỏ, thớ gỗ thẳng, ít đốm nổi bật. Có các vân nhỏ sậm xen giữa những thớ gỗ sáng màu. Đặc tính của gỗ sồi đỏ là cứng và nặng, chịu nén cao và có thể uốn cong bằng hơi nước một cách dễ dàng. Độ cứng của gỗ sồi đỏ cũng rất cao nên cầm trên tay chắc chắn và cực kỳ nặng tay.
Gỗ sồi đỏ là loại cây lớn nhất, phát triển nhiều trong các cánh rừng gỗ cứng miền Đông, sồi đỏ có 8 loại được thương mại hóa, được phân bố rộng khắp miền Đông nước Mỹ. Mỗi loại sồi đỏ đều có những đặc điểm vật lý khác nhau, nhưng đều có khả năng tạo hình uốn lượn. gỗ sồi đỏ phổ biến nhất với màu phớt hồng, với trọng lượng riêng nhẹ hơn so với gỗ sồi trắng, gỗ sồi trắng có tom gỗ và vân gỗ thưa và rộng hơn khá giống gỗ Beech (gỗ dẻ gai).
Gỗ sồi đỏ có thể sơn màu và đánh bóng để trở thành phẩm tốt hơn nhờ độ bám dính của gỗ thay đổi, gỗ sồi đỏ có khả năng chịu máy tốt, độ bám dính và ốc vít cao mặc gì phải khoan gỗ trước khi đóng đinh, trong quá trình chế biến, người thực hiện cần phải cẩn thận, tỉ mỉ để tránh nguy cơ nứt gỗ và biến dạng. Gỗ sồi đỏ không có cấu trúc “ dạng trai” như gỗ sồi trắng nên những thùng đựng rượu từ gỗ sồi đỏ sẽ bị rò rỉ rượu ra bên ngoài. Gỗ sồi đỏ chống mục rữa, thối nát tương đối tốt nên thường được sử dụng đồ nội thất như cửa cao cấp, ván lót sàn, tủ bếp, gỗ chạm kiến trúc, gỗ trang trí, ván lót, ván đóng thùng, cầu gỗ, đường sắt, hộp nữ trang…
4. GỖ SỒI CÓ TỐT KHÔNG? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA GỖ SỒI?
Giá trị của gỗ sồi đã được công nhận từ thời trung cổ ở các quốc gia Châu Âu. Đến nay, loại gỗ này vẫn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên khắp thế giới với nhũng đồ dùng gia đình như nội thất, ván sàn,... Cùng điểm qua một số ưu điểm vượt trội của gỗ sồi để tìm lời giải đáp cho câu hỏi "gỗ sồi có tốt không?"
Ưu điểm của gỗ sồi
- Gỗ có kết cấu chắc chắn, chịu được lực nén, bám đinh vít dễ dàng
- Gỗ có khả năng kháng lại sâu mọt, ẩm mốc
- Gỗ sồi không bị co ngót, biến dạng do các tác động của môi trường
- Chất gỗ không quá nặng, thuận tiện cho hoạt động thi công, lắp đặt
- Thớ gỗ mềm mịn, có khả năng uốn cong nhờ hơi nước, mang tới giá trị thẩm mỹ cao
- Hệ thống vân gỗ đều, đẹp, sắc nét
- Bề mặt gỗ bóng, mướt mắt tự nhiên
- Có khả năng thay đổi màu sắc theo thời gian, càng sử dụng lâu càng mới đẹp
Nhược điểm của gỗ sồi
- Gỗ sồi cần nhiều thời gian để khô hoàn toàn. Cần lựa chọn những sản phẩm gỗ được tẩm sấy kỹ lưỡng tránh rạn nứt ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Gỗ sồi sau khi sấy khô, có thể bị biến dạng, co rút.
- Gỗ sồi phản ứng với sắt, cần lưu ý để đảm bảo an toàn.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, gỗ sồi là chất liệu tốt. Đây chính là lựa chọn tuyệt vời cho những sản phẩm nội thất gia đình hiện nay.
Danh mục tin tức
Tin tức nổi bật
Vậy thước Lỗ Ban là gì? ý nghĩa ra sao?
28/03/2025
Kích Thước Chuẩn Phong Thuỷ Cho Bàn Thờ
28/03/2025